Cơ hội Xuất khẩu và Xây dựng Thương hiệu Dệt May Việt Nam với Amazon
06/04/2021 | Amazon Global Selling
Đại dịch COVID-19 đã tác động mạnh mẽ đối với nền kinh tế thế giới, thúc đẩy sự bùng nổ của Thương mại điện tử (TMĐT), trở thành xu thế kinh doanh toàn cầu. Việc ứng dụng công nghệ số, xây dựng kênh phân phối mới đang trở thành một phương án hữu hiệu cho các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, mang đến cơ hội tiếp cận tới người tiêu dùng toàn cầu đang thay đổi thói quen mua sắm, chuyển từ phương thức mua hàng truyền thống sang phương thức TMĐT.
Sáng ngày 06/04/2021, tại Khách sạn Le Meridien Sài Gòn, TP.HCM, Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) kết hợp với Amazon Global Selling Việt Nam đã tổ chức Hội thảo: "Cơ hội Xuất khẩu và Xây dựng Thương hiệu Dệt May Việt Nam với Amazon" nhằm giới thiệu tới các doanh nghiệp dệt may về cơ hội xây dựng thương hiệu qua kênh Thương mại điện tử (TMĐT) bán lẻ xuyên biên giới. Hội thảo đã nhận được sự quan tâm của gần 100 đại biểu đến từ 50 doanh nghiệp dệt may, thương hiệu thời trang Việt.
Phát biểu tại hội thảo, Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai - Phó tổng Thư ký VTAS cho biết: “Việt Nam đang nằm trong top 3 các nước xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới nhưng trên bản đồ dệt may toàn cầu lại hoàn toàn thiếu vắng thương hiệu dệt may Việt Nam. Hầu như các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam đều mang các thương hiệu nước ngoài. Người tiêu dùng trên thế giới biết rất ít về thương hiệu dệt may Việt Nam và các thương hiệu Việt của chúng ta cũng chỉ bán cho người tiêu dùng trong nước.” Để người tiêu dùng toàn cầu có thể biết đến thương hiệu dệt may Việt Nam, đó là thách thức hết sức to lớn đối với ngành. Chúng ta chỉ có thể làm được điều này thông qua sàn TMĐT mà Amazon là một trong những địa chỉ uy tín, đáng tin cậy.
Tại hội thảo, các đại diện quản lý cấp cao của Amazon Global Selling Việt Nam cũng đã chia sẻ về Mô hình kinh doanh trên Amazon, Phân tích tiềm năng thị trường và kế hoạch phát triển sản phẩm thời trang, cách thức Xây dựng thương hiệu Việt trên Amazon cũng như Giải pháp thanh toán toàn cầu và quản lý dòng tiền cho các doanh nghiệp tham gia kênh TMĐT của Amazon.
Đại diện của Amazon nhận định, bán hàng qua kênh thương mại điện tử của Amazon tuy số lượng ít nhưng lại là cơ hội tốt để doanh nghiệp dệt may Việt Nam xây dựng thương hiệu. Đặc biệt, Việt Nam có ưu thế cạnh tranh về giá cả khi là nước trực tiếp sản xuất, kỹ thuật tay nghề và chất lượng sản phẩm được các nhà nhập nhập khẩu đánh giá khá tốt. Tuy nhiên, để tiếp cận với thị trường như Mỹ hay Châu Âu, doanh nghiệp Việt cần tìm hiểu, nghiên cứu kỹ về thị hiếu người tiêu dùng ở từng thị trường để có những thay đổi trong thiết kế, cung cấp những sản phẩm phù hợp nhất.
Đại diện của Amazon đã đưa ra nhiều biện pháp cụ thể để giải đáp nỗi băn khoăn lớn nhất của đa số các đại biểu tham dự là: làm thế nào để giải quyết hàng tồn cho doanh nghiệp lần đầu tham gia kênh TMĐT. Nhờ đó, các doanh nghiệp đã có thêm quyết tâm để tham gia sân chơi này.
Bà Tuyết Mai cũng hy vọng, thông qua kênh thương mại điện tử toàn cầu sẽ giúp doanh nghiệp bán hàng thành công, cải thiện nút thắt về may gia công vốn mang lại giá trị gia tăng thấp cho ngành.
Đại diện của Amazon đã đưa ra nhiều biện pháp cụ thể để giải đáp nỗi băn khoăn lớn nhất của đa số các đại biểu tham dự là: làm thế nào để giải quyết hàng tồn cho doanh nghiệp lần đầu tham gia kênh TMĐT. Nhờ đó, các doanh nghiệp đã có thêm quyết tâm để tham gia sân chơi này.
Bà Tuyết Mai cũng hy vọng, thông qua kênh thương mại điện tử toàn cầu sẽ giúp doanh nghiệp bán hàng thành công, cải thiện nút thắt về may gia công vốn mang lại giá trị gia tăng thấp cho ngành.
Ảnh: Các diễn giả trả lời thắc mắc từ phía đại các doanh nghiệp và nhãn hàng
Bên lề hội thảo, Ban Tổ chức đã sắp xếp một khu vực trưng bày các sản phẩm thời trang, dịch vụ, nguyên phụ liệu dệt may của các hội viên VITAS đã thu hút sự quan tâm đông đảo của khách tham dự; đồng thời tăng cường giao lưu kết nối giữa các doanh nghiệp trong ngành.
Về Amazon Global Selling
Amazon Global Selling chính thức thành lập tại Việt Nam vào năm 2019 – là chương trình bán hàng giúp doanh nghiệp từ mọi nơi trên thế giới phát triển kinh doanh thương mai điện tử toàn cầu, tiếp cận hơn 300 triệu khách hàng cũng như hàng triệu đại lý mua hàng sỉ khắp thế giới và xây dựng thương hiệu quốc tế .
Thương mại điện tử xuyên biên giới là xu thế tất yếu của kinh tế toàn cầu. Đây là kênh bán hàng trực tuyến, kinh doanh online vô cùng hiệu cho doanh nghiệp mở rộng thị trường, đồng thời, giảm thiểu rủi ro chuỗi cung ứng truyền thống đang bị đứt đoạn hoặc đình trệ do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Năm 2020, đã có nhiều doanh nghiệp Việt đạt doanh thu 1 triệu đô khi tham gia bán hàng trực tuyến (bán hàng online) trên Amazon.
Thương mại điện tử xuyên biên giới là xu thế tất yếu của kinh tế toàn cầu. Đây là kênh bán hàng trực tuyến, kinh doanh online vô cùng hiệu cho doanh nghiệp mở rộng thị trường, đồng thời, giảm thiểu rủi ro chuỗi cung ứng truyền thống đang bị đứt đoạn hoặc đình trệ do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Năm 2020, đã có nhiều doanh nghiệp Việt đạt doanh thu 1 triệu đô khi tham gia bán hàng trực tuyến (bán hàng online) trên Amazon.
Đọc thêm
Amazon Global Selling là chương trình bán hàng giúp các doanh nghiệp từ mọi nơi trên thế giới phát triển kinh doanh toàn cầu, tiếp cận khách hàng của Amazon khắp thế giới và xây dựng thương hiệu quốc tế. Thông qua Amazon Global Selling, những người bán thuộc nhiều loại hình và quy mô khác nhau có thể mang sản phẩm của mình đến với hàng trăm triệu tài khoản người mua, trong đó có hơn 200 triệu khách hàng Prime cũng như hàng triệu đại lý mua hàng sỉ tại thị trường Mỹ, Châu Âu
© 2022 - amazon.com