Xây dựng thương hiệu ở nước ngoài

01/07/2023 | 7 phút đọc

Tổng quan về xây dựng thương hiệu ở nước ngoài

Thương hiệu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới, vậy làm thế nào để xây dựng thương hiệu từ con số 0? Nhìn chung, tổng quan về việc xây dựng thương hiệu ở nước ngoài là:
1. Xác định ý tưởng tổng thể về việc xây dựng thương hiệu
2. Định vị thương hiệu thông qua các sản phẩm
3. Xây dựng hệ thống hình ảnh dựa trên định vị thương hiệu
5. Xây dựng thành công thương hiệu nổi tiếng quốc tế đầu tiên của bạn!
4. Bắt đầu từ việc bán hàng, xây dựng thương hiệu một cách toàn diện
Trong quá trình xây dựng thương hiệu, người bán cần điều chỉnh kế hoạch phát triển thương hiệu kịp thời theo từng giai đoạn khác nhau. Đặc biệt khi đối mặt với thị trường nước ngoài xa lạ, càng cần lập kế hoạch thật chu toàn.
Dương Manh, người sáng lập Anker Innovation, từng tuyên bố tại Hội nghị thượng đỉnh thương mại điện tử xuyên biên giới của Amazon năm 2019 cho rằng việc xây dựng thương hiệu ở nước ngoài thường chia thành ba giai đoạn:

1. Kênh thương hiệu, hoàn thành tích lũy doanh số ban đầu

2. Nâng cao thương hiệu, tích cực thúc đẩy mở rộng lượng truy cập

3. Dẫn đầu thương hiệu, mang tới các sản phẩm hàng đầu, giàu sáng tạo

Khi xây dựng thương hiệu, người bán có thể tham khảo các ý tưởng tổng thể sau để bắt tay vào thực hiện:
Thông qua sản phẩm mang lại doanh số bán hàng thời kỳ đầu và tích lũy danh tiếng
Trước hết, người bán nên biết rằng trong giai đoạn đầu xây dựng thương hiệu ở nước ngoài, chú trọng lượng tiêu thụ sản phẩm đóng góp vai trò cơ bản nào.

Lựa chọn thương mại điện tử xuyên biên giới là bước đầu tiên giúp người bán nhanh chóng hoàn thành việc tích lũy doanh số ban đầu, chiếm một thị phần nhất định.

Sau đó thông qua sản phẩm chất lượng cao và hệ thống dịch vụ hậu mãi hoàn thiện, kết hợp với sản phẩm có tên thương hiệu để dần dần được người tiêu dùng công nhận, ảnh hưởng tới tâm lý mua sắm của họ, xây dựng hình tượng thương hiệu và từ đó hình thành bộ nhớ mua hàng, thúc đẩy doanh số bán sản phẩm.
Sử dụng các công cụ tiếp thị để quảng bá, điều chỉnh sản phẩm và thương hiệu kịp thời
Thứ hai, người bán cũng có thể sử dụng các công cụ tiếp thị và quảng bá dành riêng cho thương hiệu để mở rộng tầm ảnh hưởng, khiến ngày càng nhiều người hiểu về thương hiệu của bạn.

Khi mua sắm trên Amazon, người tiêu dùng thường truy cập trang sản phẩm của người bán bằng cách tìm kiếm từ khóa sản phẩm.

Nếu muốn người tiêu dùng nhìn thấy và quen thuộc với tên thương hiệu của mình, người bán cần liên tục tối ưu hóa các trang chi tiết liên quan, gian hàng chính hãng của thương hiệu, v.v., để người mua có ấn tượng sâu sắc hơn về thương hiệu; người bán cũng có thể mua quảng cáo tìm kiếm từ khóa hoặc quảng bá hiển thị thương hiệu; trong giai đoạn ban đầu khi người tiêu dùng tìm kiếm sản phẩm, sẽ tiến hành gợi ý, xây dựng nhận diện về thương hiệu.
Khi thương hiệu có một nhóm người tiêu dùng nhất định, người bán có thể sử dụng số liệu thương hiệu do Amazon cung cấp để phân tích đặc điểm của những người mua đã mua hàng và các sản phẩm cạnh tranh của thương hiệu, từ đó kịp thời điều chỉnh và định vị sản phẩm, thu hút nhiều người tiêu dùng mua sắm qua cách tiếp thị chuẩn xác.
Bảo vệ thương hiệu, tránh xâm phạm bản quyển
Điều quan trọng nhất là: ngoài doanh số và lượng truy cập, không thể bỏ qua việc bảo vệ thương hiệu trong giai đoạn phát triển ban đầu.

Người bán cần chuẩn bị tốt mọi thứ trong giai đoạn này, thông qua phương thức đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu trên Amazon, đăng ký bằng sáng chế, v.v., xây dựng "bức tường bảo vệ" cho doanh số bán hàng, tránh hết mức các rắc rối vi phạm bản quyền trong quá trình kinh doanh và phát triển.

Chuẩn bị cần thiết trong thời kỳ đầu khi xây dựng thương hiệu

1. Định vị thương hiệu và sản phẩm

Sản phẩm là cốt lõi của thương hiệu, định vị thương hiệu cần triển khai quanh các sản phẩm được bày bán.

Bởi vì các sản phẩm khác nhau nhắm đến các nhóm người tiêu dùng khác nhau, ví dụ dao cạo râu chủ yếu nhắm vào nam giới, ô tô đồ chơi chủ yếu nhắm vào trẻ em và quần áo công sở chủ yếu nhắm vào người lớn. Do đó, khi định vị thương hiệu và sản phẩm của mình, trước tiên bạn cần xác định các thuộc tính ngành của sản phẩm, sau đó tham khảo các thương hiệu hiện có khác trong ngành để xác định vị trí thương hiệu của mình.

Điều này có thể giúp đối tượng mục tiêu của bạn nhanh chóng chấp nhận thương hiệu, từ đó dần dần nuôi dưỡng nhóm khách hàng trung thành.
Làm thế nào để đi bước đầu tiên trong việc định vị thương hiệu?
Muốn làm tốt việc định vị thương hiệu, trước tiên bạn cần nghiên cứu thị trường kĩ càng và đầy đủ.

Nghiên cứu thị trường bao gồm nhiều phương diện: phân tích ngành, phân tích thương hiệu đối thủ, phân tích định vị nhóm khách hàng, xem xét và sàng lọc các giá trị cốt lõi của bản thân, v.v.

Sau khi hiểu biết đầy đủ về tình hình hiện tại của ngành, tình hình cạnh tranh, nhóm khách hàng mục tiêu và sức mạnh nòng cốt của bản thân để có thể sắp xếp hệ thống thương hiệu dựa trên thông tin đã thu thập được
Ví dụ: Nếu sản phẩm của bạn có chất lượng tốt hơn, nhiều tính năng hơn và giá cả cao hơn so với các sản phẩm cạnh tranh khác, thì định vị sản phẩm của bạn sẽ tương đối cao cấp, nhóm khách hàng mục tiêu cũng cao cấp hơn.
Dựa trên tiền đề đã làm rõ định vị thương hiệu, bạn có thể tập trung thiết lập hình ảnh phù hợp, có chủ đích cho thương hiệu.
Thiết kế hình ảnh thương hiệu là gì? Có tác dụng gì?
Khi người tiêu dùng mua hàng, họ thường bị thu hút bởi hình ảnh thương hiệu bên ngoài của sản phẩm. Vì vậy, người bán hàng cần làm tốt việc thiết kế hình ảnh thương hiệu nhằm thu hút người tiêu dùng và tạo cho họ những gợi ý đánh mạnh vào tâm lý để hình thành bộ nhớ thương hiệu.

Thiết kế hình ảnh thương hiệu chủ yếu bao gồm thiết kế tên thương hiệu, biểu tượng (logo) và khẩu hiệu (slogan), đây là những dấu hiệu quan trọng giúp phân biệt thương hiệu này với các thương hiệu khác.
Tên thương hiệu
TINH HOA HÀNG VIỆT
VƯỢT XUYÊN BIÊN GIỚI
Khẩu hiệu thương hiệu
Tên thương hiệu: Thường dùng chữ viết, kí hiệu, hình vẽ hoặc sự kết hợp của ba yếu tố, bao hàm tất cả đặc trưng của thương hiệu, có tác dụng quảng bá, giao lưu, tuyên truyền tốt.
Biểu tượng thương hiệu (Logo): Thường là hình vẽ thiết kế giúp mọi người nhận diện và liên tưởng, khiến người tiêu dùng có cảm nhận tích cực, yêu thích và ưa chuộng.
Khẩu hiệu thương hiệu (Slogan): Trong thiết kế hình ảnh thương hiệu, không bắt buộc có slogan, nhưng sử dụng slogan có thể giúp bạn: 1. Mang lại sự liên tưởng về sản phẩm; 2. Nhấn mạnh tên gọi và Logo.
Chú ý:

Tầm nhìn thương hiệu phải kết hợp với nhu cầu tâm lý của người tiêu dùng, duy trì sự thống nhất và ổn định, không thể thay đổi theo ý muốn, đây là một trong những điều kiện quan trọng để thương hiệu thu hút người tiêu dùng.

Điều này chủ yếu thể hiện ở sự thống nhất giữa văn bản, hình ảnh và màu sắc. Sự kết hợp hiệu quả giữa văn bản, hình ảnh và màu sắc có thể mang lại hiệu ứng hình ảnh ba chiều và rực rỡ hơn cho thương hiệu. Đồng thời, đặc điểm ngắn gọn, dễ nhớ và hiệu ứng liên tưởng chi tiết tốt cũng là yếu tố cơ bản của tầm nhìn thương hiệu.

2. Đăng ký nhãn hiệu

Sau khi xác định định vị thương hiệu và xây dụng hệ thống hình ảnh cơ, người bán cần bắt đầu "đóng gói" thương hiệu, bước quan trọng nhất là đăng ký nhãn hiệu. Khi đăng ký nhãn hiệu, người bán cần chuẩn bị tên gọi thương hiệu mà người khác chưa đăng ký.
Khi tiến hành kinh doanh thương mại điện tử xuyên quốc gia, trước tiên người bán cần đăng ký nhãn hiệu tại nơi bán hàng mục tiêu.

Ví dụ: Nếu bạn đang bán hàng trên Amazon Marketplace của Mỹ, bạn cần đăng ký nhãn hiệu tại đây và tuân theo các yêu cầu đăng ký nhãn hiệu của Mỹ.

Nếu không có nhãn hiệu ở quốc gia bán hàng mục tiêu như Mỹ, Châu Âu nhưng có nhãn hiệu đăng ký trong nước, tôi có thể bán hàng trên Amazon trước, rồi đăng ký nhãn hiệu sau được không?

Về nguyên tắc, bạn có thể bắt đầu bán hàng, nhưng sẽ có ba rủi ro lớn:

1. Trong quá trình bán hàng thông thường, có thể xảy ra trường hợp nhãn hiệu của bạn bị người khác đăng ký trước, do đó họ sẽ kiện bạn vi phạm bản quyền.

2. Các nhãn hiệu đã đăng ký trong nước không thể sử dụng để đăng ký thương hiệu trên Amazon (chúng tôi sẽ trình bày chi tiết tầm quan trọng của việc đăng ký thương hiệu trên Amazon trong chương tiếp theo).

3. Nhãn hiệu tạm thời (TM trademarks) không thể đăng ký thương hiệu trên Amazon (chỉ nhãn hiệu đã đăng ký thành công, tức là nhãn hiệu R, mới có thể đăng ký thương hiệu trên Amazon), cũng như không được hưởng các ưu thế khi đăng ký thương hiệu trên Amazon.
Chúng tôi vẫn gợi ý bạn nên đăng ký nhãn hiệu địa phương của quốc gia muốn bán hàng trước khi sử dụng, như vậy người khác không thể đăng ký trước nhãn hiệu của bạn và bạn có thể đăng ký nhanh chóng trên Amazon, tận hưởng các công cụ và tiện ích khác nhau do Amazon đã đưa ra để bảo vệ thương hiệu toàn diện và thúc đẩy doanh số.

Quy trình đăng ký nhãn hiệu như thế nào?

Dựa trên tiền đề đã làm rõ định vị thương hiệu, bạn có thể tập trung thiết lập hình ảnh phù hợp, có chủ đích cho thương hiệu.

Bước 1

Thực hiện tìm kiếm trong nhãn hiệu để kiểm tra xem nhãn hiệu bạn muốn xin đăng ký đã được đăng ký chưa và có các nhãn hiệu giống hệt hoặc tương tự hay không.

Bước 2

Chuẩn bị các tài liệu xin đăng ký nhãn hiệu theo yêu cầu của từng quốc gia mục tiêu.

Bước 3

Nộp đơn xin đăng ký nhãn hiệu đến Cục nhãn hiệu theo yêu cầu của từng quốc gia mục tiêu, lấy nhãn hiệu TM sau khi nhận được thông báo chấp nhận.

Bước 4

Bước vào giai đoạn thông báo, sau khi kết thúc là có thể lấy được nhãn hiệu R.
Ngoài ra, hiện tại, đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài cũng có thể dễ dàng xử lý thông qua các nhà cung cấp dịch vụ liên quan. Người bán có thể trực tiếp tìm kiếm các nhà cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu trong thanh menu "Ứng dụng và Dịch vụ" trên Seller Central, sau đó nhấp vào "Tìm hiểu dịch vụ".
Chú ý: Thời gian công bố dài hay ngắn thay đổi tùy theo khu vực đăng ký nhãn hiệu, nói chung thường từ 4 đến 8 tháng. Do đó, Amazon khuyến nghị người bán có ý định xây dựng nhãn hiệu trên Amazon nên đặt đăng ký nhãn hiệu lên hàng đầu, chuẩn bị càng sớm càng tốt!

Sự khác biệt giữa nhãn hiệu TM và nhãn hiệu R là gì?

TM thể hiện nhãn hiệu đang chờ xem xét tại Cục nhãn hiệu và chưa đăng ký thành công.

R lại thể hiện nhãn hiệu đã đăng ký thành công và được phép sử dụng độc quyền.

Sự khác biệt của chúng thể hiện cụ thể như sau:
Nhãn hiệu TM không có hiệu lực pháp lý mà chỉ thể hiện rằng nhãn hiệu này đã nộp đơn xin đăng ký.
Nhãn hiệu R thể hiện nhãn hiệu này đã được đăng ký, được cấp chứng nhận tương ứng và được pháp luật quốc gia bảo vệ.
Các quy trình đại diện của cả hai khác nhau, nói chung, quy trình TM đứng trước quy trình R. Người bán cần phải nộp đơn xin đăng ký trước, sau khi sản phẩm được bộ phận quản lý phê duyệt mới được cấp chứng nhận nhãn hiệu. Điều đó có nghĩa là nhãn hiệu mà người bán đăng ký phải trải qua trạng thái TM trước sau đó mới có được nhãn hiệu R.
Chú ý: Hiện tại, chỉ nhãn hiệu được đánh dấu R mới đủ điều kiện đăng ký thương hiệu trên Amazon.
Video hoàn thiện đơn hàng bởi amazon

Xây dựng thương hiệu xuyên biên giới cùng Amazon!

Tiếp cận hơn 300 triệu khách hàng trên toàn thế giới, bao gồm 150 triệu thành viên Amazon Prime thích mua sắm trên Amazon.
Từ 39,99+ đô la/tháng
+ khoản phí khác
Hướng dẫn từ A - Z các bước xây dựng thương hiệu trên Amazon

Xem thêm các bài viết khác

Dành cho người mới
01/06/2023 | 10 phút đọc
Dành cho người mới
01/12/2022 | 5 phút đọc

Bắt đầu hành trình thương mại điện tử xuyên biên giới cùng Amazon ngay hôm nay!

Amazon Global Selling là chương trình bán hàng giúp các doanh nghiệp từ mọi nơi trên thế giới phát triển kinh doanh toàn cầu, tiếp cận khách hàng của Amazon khắp thế giới và xây dựng thương hiệu quốc tế. Thông qua Amazon Global Selling, những người bán thuộc nhiều loại hình và quy mô khác nhau có thể mang sản phẩm của mình đến với hàng trăm triệu tài khoản người mua, trong đó có hơn 200 triệu khách hàng Prime cũng như hàng triệu đại lý mua hàng sỉ tại thị trường Mỹ, Châu Âu
© 2022 - amazon.com