Hướng dẫn quản lý hàng lưu kho FBA hiệu quả
Bất kể bạn đang kinh doanh mặt hàng gì, việc có sẵn lượng hàng lưu kho phù hợp để đáp ứng nhu cầu thị trường luôn là chìa khóa then chốt để duy trì hoạt động bán hàng trên Amazon.
Quản lý hàng lưu kho là gì?
Quản lý hàng lưu kho là việc kiểm soát lượng hàng lưu kho ở mức tối ưu cho việc kinh doanh. Quản lý hàng lưu kho cũng bao gồm cả việc kiểm soát lượng vốn lưu kho, có liên quan đến tỷ lệ quay vòng vốn và tỷ lệ lợi nhuận của nhà bán hàng. Nhà bán hàng cần lên kế hoạch quản lý hàng lưu kho dựa trên tình hình kinh doanh của mình để theo dõi, quản lý và tối ưu hóa trong dài hạn.
Nếu lưu kho quá nhiều, nhà bán hàng sẽ phải trả một khoản phí lưu trữ lớn và có nguy cơ hư hỏng hàng hóa. Nếu lưu kho quá ít, nhà bán hàng sẽ không đủ hàng để bán, ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu.
Hãy cùng khám phá những vấn đề phổ biến về hàng lưu kho này cùng phương án giải quyết cho từng trường hợp nhé!
Nếu lưu kho quá nhiều, nhà bán hàng sẽ phải trả một khoản phí lưu trữ lớn và có nguy cơ hư hỏng hàng hóa. Nếu lưu kho quá ít, nhà bán hàng sẽ không đủ hàng để bán, ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu.
Hãy cùng khám phá những vấn đề phổ biến về hàng lưu kho này cùng phương án giải quyết cho từng trường hợp nhé!
1. Hàng lưu kho dư thừa
Đây là loại hàng có thời gian cung ứng vượt quá 90 ngày (dựa vào dự báo nhu cầu).
Bạn có biết?
Amazon cung cấp cảnh báo lượng hàng lưu kho dư thừa.
Amazon đánh giá nhu cầu sản phẩm, độ co giãn của giá, chi phí của nhà bán hàng và các thông tin đầu vào khác để giúp nhà bán hàng quản lý hàng lưu kho một cách hiệu quả.
2. Hàng lưu kho bị kẹt lại
Đây là loại hàng lưu kho mà người mua không thể mua được do các vấn đề về thông tin sản phẩm.
3. Hàng lưu kho để không
Là các ASIN chưa được bán trong 6 tháng liên tiếp trở lên và đã ở trong Trung tâm hoàn thiện đơn hàng của Amazon quá 180 ngày.
4. Hàng lưu kho dự trữ quá mức
Hàng lưu kho vượt quá giới hạn hiện tại của một loại hàng lưu kho cụ thể. Nếu nhà bán hàng bị hạn chế thì cần đặc biệt chú ý kiểm soát lượng hàng bổ sung và lượng hàng lưu kho để tránh phải trả thêm phí hàng tồn thặng dư.
5. Các lô hàng FBA đã tạo nhưng chưa có kế hoạch gửi (in working)
Quá trình xử lý lô hàng FBA bao gồm các giai đoạn “đang xử lý”, “đang giao”, “đang ở Trung tâm hoàn thiện đơn hàng”, “đã hoàn thành” và “đã loại bỏ/đã huỷ”. Trong đó, lô hàng FBA đã tạo nhưng chưa có kế hoạch gửi là những lô hàng vẫn đang xử lý, chưa giao hàng.
6. Hàng lưu kho quá hạn
Nếu hàng có thời gian lưu kho vượt quá 365 ngày ở Trung tâm hoàn thiện đơn hàng của Amazon thì sẽ được xem là hàng lưu kho quá hạn và bị tính phí lưu trữ dài hạn dựa trên tổng thể tích sản phẩm (dùng đơn vị foot khối).
Bạn có biết?
Ngoài 6 loại hàng lưu kho không lành mạnh kể trên, nhà bán hàng cũng cần quản lý tốt những mặt hàng đang bán chạy, thường xuyên kiểm tra để tránh phát sinh tình trạng thiếu hụt hàng, đặc biệt là vào mùa cao điểm.
Amazon cung cấp Công cụ nạp hàng lưu kho miễn phí cho nhà bán hàng sử dụng FBA, giúp quản lý hàng lưu kho hiệu quả.
Bộ công cụ hỗ trợ quản lý hàng lưu kho FBA của Amazon giúp doanh nghiệp của bạn quản lý hàng lưu kho hiệu quả hơn
Nhà bán hàng có thể sử dụng các công cụ sau trên Amazon để đánh giá tình trạng hàng lưu kho:
Trang tổng quan FBA (FBA Dashboard)
Khi xem trang Tổng quan FBA (FBA Dashboard), nhà bán hàng sẽ biết được các thông tin từ 3 thẻ KPI (chỉ số đánh giá kết quả thực hiện): Doanh số đã đặt hàng, Số lượng sản phẩm đã đặt hàng và Số đơn hàng.
Những thẻ này sẽ tóm tắt doanh số bán hàng và hiển thị so sánh theo năm, giúp nhà bán hàng nắm rõ được lượng hàng bán ra, từ đó có kế hoạch nhập kho hợp lý.
Những thẻ này sẽ tóm tắt doanh số bán hàng và hiển thị so sánh theo năm, giúp nhà bán hàng nắm rõ được lượng hàng bán ra, từ đó có kế hoạch nhập kho hợp lý.
Thẻ Plan Inventory (Kế hoạch lưu kho)
Đây là thẻ cung cấp thông tin về Chỉ số hiệu suất hàng lưu kho (IPI score). Khi nhấp vào thẻ, nhà bán hàng sẽ thấy được 4 yếu tố ảnh hưởng đến điểm IPI, bao gồm:
📌 Sell through - Tỷ lệ bán hàng
📌 Excess inventory - Hàng lưu kho dư thừa
📌 Stranded Inventory - Hàng lưu kho bị mắc kẹt
📌 In-stock rate - Tỷ lệ hàng lưu trữ trong kho
📌 Sell through - Tỷ lệ bán hàng
📌 Excess inventory - Hàng lưu kho dư thừa
📌 Stranded Inventory - Hàng lưu kho bị mắc kẹt
📌 In-stock rate - Tỷ lệ hàng lưu trữ trong kho
Lưu ý:
Chỉ số IPI có giá trị nằm trong khoảng từ 0 đến 1000. Nhà bán hàng nên giữ cho điểm IPI càng cao càng tốt và cần duy trì ở mức trên 400. Nếu thấp hơn, nhà bán hàng sẽ bị hệ thống đánh giá là quản lý hàng lưu kho không hiệu quả và bị hạn chế không gian lưu trữ trong kho. Việc này có thể khiến nhà bán hàng không thể chuyển thêm sản phẩm đến Trung tâm hoàn thiện đơn hàng của Amazon, đồng thời làm tăng chi phí lưu trữ.
Chỉ số IPI có giá trị nằm trong khoảng từ 0 đến 1000. Nhà bán hàng nên giữ cho điểm IPI càng cao càng tốt và cần duy trì ở mức trên 400. Nếu thấp hơn, nhà bán hàng sẽ bị hệ thống đánh giá là quản lý hàng lưu kho không hiệu quả và bị hạn chế không gian lưu trữ trong kho. Việc này có thể khiến nhà bán hàng không thể chuyển thêm sản phẩm đến Trung tâm hoàn thiện đơn hàng của Amazon, đồng thời làm tăng chi phí lưu trữ.
Thẻ Shipments (Vận chuyển)
Thẻ Shipments cung cấp dữ liệu về tổng số lượng lỗ hàng trong 120 ngày gần đây và chia thành 4 danh mục để quản lý, bao gồm:
📌 Đang xử lý
📌 Đang vận chuyển
📌 Tại Trung tâm hoàn thiện đơn hàng
📌 Lô hàng đã hoàn tất
Ngoài ra, thẻ Shipments cũng đánh dấu/gắn cờ đối với các vấn đề liên quan đến vận chuyển như xuất hiện lỗ hàng không có mã theo dõi.
📌 Đang xử lý
📌 Đang vận chuyển
📌 Tại Trung tâm hoàn thiện đơn hàng
📌 Lô hàng đã hoàn tất
Ngoài ra, thẻ Shipments cũng đánh dấu/gắn cờ đối với các vấn đề liên quan đến vận chuyển như xuất hiện lỗ hàng không có mã theo dõi.
The Estimated Aged Inventory Surcharge (Phụ phí hàng lưu kho lâu năm ước tính)
Đây là thẻ cung cấp dữ liệu về số lượng đơn vị sản phẩm được lưu trữ trong các khoảng thời gian 0-6 tháng, 6-9 tháng, 9-12 tháng hoặc hơn 12 tháng.
Thẻ sẽ giúp nhà bán hàng biết được các lô hàng nào đang lưu kho quá lâu, có nguy cơ phải trả phí lưu trữ dài hạn. Từ đó, nhà bán hàng có thể đưa ra biện pháp xử lý hàng lưu kho kịp thời, giúp tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả kinh doanh.
Thẻ sẽ giúp nhà bán hàng biết được các lô hàng nào đang lưu kho quá lâu, có nguy cơ phải trả phí lưu trữ dài hạn. Từ đó, nhà bán hàng có thể đưa ra biện pháp xử lý hàng lưu kho kịp thời, giúp tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả kinh doanh.
Trang Hàng lưu kho FBA (FBA Inventory)
Trang Hàng lưu kho FBA (FBA Inventory) đơn giản hóa việc quản lý hàng lưu kho cho nhà bán hàng bằng cách tổng hợp dữ liệu trong một trang duy nhất, đề xuất hành động cải thiện và điều hướng truy cập đến các trang thao tác như bổ sung hàng, xử lý hàng lưu kho dư thừa và hàng lưu kho bị mắc kẹt.
Để truy cập vào trang Hàng lưu kho FBA, từ thanh điều hướng trên trang FBA Dashboard, nhà bán hàng hãy chọn mục Inventory (Hàng lưu kho) > FBA Inventory (Hàng lưu kho FBA).
Các tính năng chính của Trang Hàng lưu kho FBA bao gồm:
Để truy cập vào trang Hàng lưu kho FBA, từ thanh điều hướng trên trang FBA Dashboard, nhà bán hàng hãy chọn mục Inventory (Hàng lưu kho) > FBA Inventory (Hàng lưu kho FBA).
Các tính năng chính của Trang Hàng lưu kho FBA bao gồm:
Tùy chọn các chỉ số
Nhà bán hàng có thể chọn những chỉ số mà mình muốn xem như Doanh số, Phí, Giá cả, Thời gian lưu kho và các mặt hàng lưu kho dư thừa. Ngoài ra, nhà bán hàng cũng có thể xem các đơn vị sản phẩm đang được xử lý, đã gửi hoặc đã được giao. Các chỉ số này có thể giúp nhà bán hàng đưa ra quyết định chính xác hơn về hàng lưu kho của mình.
Lọc thông tin hàng lưu kho
Nhà bán hàng có thể sử dụng bộ lọc để tìm kiếm các hàng lưu kho có đặc điểm, tình trạng hoặc thời gian lưu kho,... tương tự nhau.
Đề xuất
Dựa trên các thông số như Số đơn vị sản phẩm trong kho, Chi phí lưu trữ ước tính, Dư đoán nhu cầu,.. Amazon sẽ đưa ra đề xuất đối với một số mặt hàng lưu kho cụ thể (ví dụ như Thanh lý, Ưu đãi cửa hàng hoặc Bản lại, Loại bỏ hàng tồn,...). Tất cả những đề xuất này đều được đưa ra để giảm chi phí lưu kho và tối đa hóa lợi tức đầu tư dài hạn của nhà bán hàng. Dưới đây là một vài đề xuất quan trọng trên trang:
Tìm kiếm các sản phẩm có liên quan để đánh giá hiệu suất hàng lưu kho
Tính năng này cho phép nhà bán hàng tìm kiếm các sản phẩm có đặc điểm tương tự nhau (ví dụ như cùng màu sắc, số lượng,...). Sau đó, nhà bán hàng có thể sắp xếp, thực hiện hàng loạt thao tác đối với các mặt hàng này.
Thực hiện thao tác hàng loạt
Nhà bán hàng có thể nhấp chọn nhiều sản phẩm để cùng lúc thực hiện các hành động như: Tạo giảm giá hàng loạt, Đặt yêu cầu loại bỏ hàng loạt.
Báo cáo Hàng lưu kho FBA (FBA Inventory Report)
Báo cáo hàng lưu kho FBA cung cấp rất nhiều chỉ số khác nhau như Doanh số bán hàng trong 7 ngày, 30 ngày, 60 ngày và 90 ngày; Phí lưu kho ước tính; Số lô hàng đã vận chuyển; Số lô hàng đã nhận; Số lô hàng đang xử lý;...
Trong đó, có 3 chỉ số quan trọng hàng đầu mà nhà bán hàng cần đặc biệt quan tâm, đó là:
Số tuần bán hàng có thể duy trì (Week of Cover - WoC), Số ngày cung ứng lưu kho (Days of Supply) và Thời gian lưu kho (Inventory age).
Trong đó, có 3 chỉ số quan trọng hàng đầu mà nhà bán hàng cần đặc biệt quan tâm, đó là:
Số tuần bán hàng có thể duy trì (Week of Cover - WoC), Số ngày cung ứng lưu kho (Days of Supply) và Thời gian lưu kho (Inventory age).
Chỉ số vòng quay hàng lưu kho/Số tuần bán hàng có thể duy trì (Week of Cover)
Số tuần bán hàng có thể duy trì (WoC) là chỉ số được sử dụng để làm cơ sở đưa ra quyết định bổ sung hàng lưu kho.
Báo cáo hàng lưu kho FBA sẽ cung cấp cho nhà bán hàng dữ liệu về Số tuần bán hàng có thể duy trì được tính trong 30 ngày và 90 ngày gần nhất.
➜ Cách tính của chỉ số vòng quay hàng lưu kho
Báo cáo hàng lưu kho FBA sẽ cung cấp cho nhà bán hàng dữ liệu về Số tuần bán hàng có thể duy trì được tính trong 30 ngày và 90 ngày gần nhất.
➜ Cách tính của chỉ số vòng quay hàng lưu kho
Số ngày cần cung ứng lưu kho (Days of Supply)
Chỉ số này cho biết lượng hàng lưu kho hiện tại của nhà bán hàng sẽ đủ để bán trong bao nhiêu ngày dựa trên việc dự đoán nhu cầu thị trường về sản phẩm.
Ví dụ, một mặt hàng dự đoán có thể bán 100 đơn vị trong một ngày và hiện tại, có 1.585 đơn vị đang lưu kho. Khi đó, số ngày cung ứng lưu kho là: 1.585/100 = 15,85 ngày. Nắm được thông số này, nhà bán hàng sẽ biết khi nào cần bổ sung hàng lưu kho và bổ sung bao nhiêu để tránh tình trạng thiếu hụt hàng, tối ưu hiệu quả kinh doanh.
Ví dụ, một mặt hàng dự đoán có thể bán 100 đơn vị trong một ngày và hiện tại, có 1.585 đơn vị đang lưu kho. Khi đó, số ngày cung ứng lưu kho là: 1.585/100 = 15,85 ngày. Nắm được thông số này, nhà bán hàng sẽ biết khi nào cần bổ sung hàng lưu kho và bổ sung bao nhiêu để tránh tình trạng thiếu hụt hàng, tối ưu hiệu quả kinh doanh.
Thời gian lưu kho (Inventory age)
Báo cáo hàng lưu kho FBA sẽ cho nhà bán hàng biết số lượng đơn vị sản phẩm được lưu trữ trong các khoảng thời gian 0-90 ngày, 91-180 ngày, 181-270 ngày, 271-365 ngày và trên 365 ngày. Từ dữ liệu này, nhà bán hàng sẽ nắm được có bao nhiêu sản phẩm đang lưu kho quá lâu, từ đó có biện pháp xử lý phù hợp.
Thời gian lưu kho tốt nhất nên dưới 6 tháng để tránh phát sinh phí lưu kho dài hạn, chi phí tài chính và xảy ra nguy cơ tồn đọng vốn.
Thời gian lưu kho tốt nhất nên dưới 6 tháng để tránh phát sinh phí lưu kho dài hạn, chi phí tài chính và xảy ra nguy cơ tồn đọng vốn.
3 tình trạng hàng lưu kho phổ biến và cách xử lý
Trường hợp 1: Quản lý tốt hàng lưu kho
📌 Duy trì quản lý
📌 Theo dõi chỉ số thường xuyên, đặc biệt là đối với các mặt hàng đang bán chạy
📌 Lưu kho đầy đủ cho mùa cao điểm
📌 Theo dõi chỉ số thường xuyên, đặc biệt là đối với các mặt hàng đang bán chạy
📌 Lưu kho đầy đủ cho mùa cao điểm
Trường hợp 2: Thiếu hụt hàng lưu kho
📌 Xác định sản phẩm sắp hết hàng dựa trên các chỉ số báo báo
📌 Bổ sung hàng
📌 Lên kế hoạch hàng lưu kho cho các sản phẩm bán chạy, ổn định
📌 Chú ý chỉ số lưu kho an toàn
📌 Bổ sung hàng
📌 Lên kế hoạch hàng lưu kho cho các sản phẩm bán chạy, ổn định
📌 Chú ý chỉ số lưu kho an toàn
Công thức tính chỉ số lưu kho an toàn
Trong công thức này, nhà bán hàng cần lưu ý đến chỉ số Lưu kho an toàn. Lưu kho an toàn là mức lưu kho tối thiểu từ khi nhà bán hàng bắt đầu mua hàng đến khi nhập kho và hoàn tất nhận hàng.
Để đảm bảo hàng không bị thiếu hụt, trong toàn bộ quá trình thu mua và vận chuyển, nhà bán hàng phải xem xét rủi ro do các yếu tố bất ổn mang tới, vì vậy hàng lưu kho tối thiểu là hàng lưu kho cần cộng thêm hệ số an toàn.
Để đảm bảo hàng không bị thiếu hụt, trong toàn bộ quá trình thu mua và vận chuyển, nhà bán hàng phải xem xét rủi ro do các yếu tố bất ổn mang tới, vì vậy hàng lưu kho tối thiểu là hàng lưu kho cần cộng thêm hệ số an toàn.
Trường hợp 3: Dư thừa hàng lưu kho
📌 Sử dụng các dịch vụ của Amazon để đẩy hàng lưu kho đi: Ưu đãi cửa hàng, dịch vụ thanh lý FBA, phân loại và bán lại
📌 Gửi yêu cầu loại bỏ với những sản phẩm lưu kho lâu/không bán được
📌 Gửi yêu cầu loại bỏ với những sản phẩm lưu kho lâu/không bán được
Dịch vụ xử lý hàng lưu kho của Amazon
Giải pháp Ưu đãi cửa hàng (Outlet Deal)
Nhà bán hàng có thể lựa chọn sử dụng công cụ Ưu đãi cửa hàng (Outlet Deal) để giúp giảm thiểu áp lực hàng lưu kho. Những sản phẩm tham gia chương trình Ưu đãi cửa hàng của nhà bán hàng sẽ được hiển thị ở trang Amazon Outlet và thường sẽ xuất hiện trong một khoảng thời gian cố định là 2 tuần.
Câu hỏi thường gặp
1. Điểm IPI rất quan trọng, tôi có thể cải thiện nó bằng cách nào?
Hiện tại, bạn có thể cải thiện IPI thông qua bốn đề xuất sau:
● Giảm [Dư hàng lưu kho] để tăng doanh thu.
● Tăng [Tỷ lệ bán hàng] để cân bằng số tuần có thể bán được của hàng lưu kho.
● Chỉnh sửa các sản phẩm [Không có thông tin đang bán] để đảm bảo luôn sẵn hàng lưu kho có thể tiêu thụ.
● Đảm bảo các sản phẩm bán chạy luôn ở trạng thái [Còn hàng] để tăng doanh số bán hàng. * Bảng điều khiển IPI sẽ hiển thị các tiêu chuẩn hiệu suất của từng danh mục.
● Giảm [Dư hàng lưu kho] để tăng doanh thu.
● Tăng [Tỷ lệ bán hàng] để cân bằng số tuần có thể bán được của hàng lưu kho.
● Chỉnh sửa các sản phẩm [Không có thông tin đang bán] để đảm bảo luôn sẵn hàng lưu kho có thể tiêu thụ.
● Đảm bảo các sản phẩm bán chạy luôn ở trạng thái [Còn hàng] để tăng doanh số bán hàng. * Bảng điều khiển IPI sẽ hiển thị các tiêu chuẩn hiệu suất của từng danh mục.
2. Tại sao tôi không nhìn thấy điểm IPI?
IPI chỉ thích hợp áp dụng cho các tài khoản bán hàng chuyên nghiệp có lưu kho FBA và hoạt động tài khoản trong thời gian gần đây1 . Trường hợp bạn là người dùng FBA mới, tài khoản bán hàng cá nhân2 hoặc không có bất kỳ hoạt động tài khoản nào trong 13 tuần qua, bạn có thể không có điểm IPI cho đến khi hệ thống ghi nhận thêm dữ liệu.
Dịch vụ vận chuyển và hoàn thiện đơn hàng của Amazon giúp doanh nghiệp phát triển kinh doanh trên toàn cầu
Amazon Global Selling là chương trình bán hàng giúp các doanh nghiệp từ mọi nơi trên thế giới phát triển kinh doanh toàn cầu, tiếp cận khách hàng của Amazon khắp thế giới và xây dựng thương hiệu quốc tế. Thông qua Amazon Global Selling, những người bán thuộc nhiều loại hình và quy mô khác nhau có thể mang sản phẩm của mình đến với hàng trăm triệu tài khoản người mua, trong đó có hơn 200 triệu khách hàng Prime cũng như hàng triệu đại lý mua hàng sỉ tại thị trường Mỹ, Châu Âu
© 2022 - amazon.com